Thị trường Internet Trung Quốc
Nhìn vào danh sách 30 cty Internet lớn nhất TQ , trừ 3 cty viễn thông ra, chúng ta có thể thấy 5 vị trí hàng đầu là
1. Tencent - Internet & mobile VAS
2. Alibaba - B2B Trade & Online Retail
3. Baidu - Search engine
4. Netease - Web Portal & Online Gaming
5. Ctrip - Travelling site
Có thể thấy các nhóm cty chiếm ưu thế (có nhiều cty cùng tồn tại trên một lĩnh vực) là
1. Web portal + online gaming: Tencent số 1, Netease số 4, Sohu 7, Sina 11
2. Online gaming: Shanda 6, Changyou 8, Perfect World 9, Giant Interactive 10, Kingsoft 14, NetDragon 16, The9 21
3. Online education: China Distance Education 13, China Cast Education 21, China EduCorp 25
4. Software: Kingsoft 14, CDC 19, Giga Media 20, Linktone 26
5. Wireles Service: Tencent 1, Kong Zhong 15, Hurray 27
Ngoài ra có vài lĩnh vực chỉ có duy nhất một công ty thống trị như B2B với Alibaba số 2, search engine với Baidu 3, du lịch với Ctrip 5 (thứ 2 là eLong chỉ = 1/20 Ctrip). Kế đến là Internet Ad với Focus Media 12, online jobs với 51job.com 17, đấu giá với Taobao (Alibaba Group) & Tom (Tom Group) 18, thông tin tài chính với China Finance Online 23.
Tương quan ở Việt Nam
Ngữ cảnh của phần này tôi viết theo thuyết tương tự của bài viết trước đây "Học Mỹ hay học TQ?"
Nhóm 1,2 - Web portal + online gaming
Dĩ nhiên ai cũng thấy tương tự Tencent là Vinagame, FPT, VTC. Còn VCCorp, nếu một ngày nào đó họ tích hợp tất cả các site con vào một chỗ thì họ cũng thành một web portal hàng khủng. Ngoài ra có một số site game mini như trochoiviet, socvui, ken.vn...
Nhóm 3: Online education
Có vài công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này như truongtructuyen.vn, vietnamlearning.vn, hocmai.vn, hoctructuyen.org
Nhóm này tôi không có thông tin.
Nhóm 4 - Software
Đứng đầu nhóm này là Kingsoft vừa làm phần mềm vừa làm game. Ở VN tương tự có GlassEggs chuyên gia công game, họ cũng đang phát triển một game riêng cho thị trường VN. Ngoài ra cty phần mềm tiềm năng nhất VN bây giờ có lẽ là BKIS, rồi FSoft, các cty phần mềm khác như Misa, Lacviet.
Nhóm 5 - Wireless
Nhóm này TQ trừ Tencent ra có Kong Zhong 428 triệu USD, Hurrray 77 triệu USD. Theo cách tính tương đối từ bài "Học Mỹ hay học TQ" thì ở VN nếu có cty mobile giá trị sẽ chỉ bằng 1/100 hai cty trên: từ 0.77 triệu - 4.28 triệu USD. Thật ra chưa có mấy cty lộ diện trong lĩnh vực này. Có thể nhắc đến MSS làm platform service có founder vốn là cựu Phó tổng toàn cầu của T-mobile. Hay Visky cũng toàn tâm toàn ý cho mobile.
Kế đến xét các lĩnh vực chỉ có 1,2 cty.
Đầu tiên là B2B. Ở VN có vài cty như vietnamb2b (IDG), gophatdat (DFJV). Các cty này có vẻ vẫn chưa có gì tiến triển vì thị trường VN quá bé so với TQ. Alibaba có lợi thế TQ là công xưởng xuất khẩu lớn nhất thế giới. Đây cũng là tiền đề để họ thành site B2B lớn nhất thế giới, một hệ quả global riêng Alibaba có. Còn các dotcom lớn khác của TQ như Tencent, Baidu vật vã mãi không ra global được.
Kế tiếp là search engine, như đã xét các loại "bẫy" trong "Học Mỹ hay học TQ", ở VN có lẽ cũng không có hy vọng cho search engine Viet lên ngôi vì các yếu tố: độ lớn thị trường, ngôn ngữ, văn hóa mở.
Thứ 3 là mảng du lịch. TQ có Ctrip đứng thứ 5 với giá trị thị trường lên đến 3.4 tỉ USD. Như vậy VN có thể sẽ có cty online travel trị giá từ 34 - 68 triệu USD. Mảng này chỉ có vài site trong đó có Skydoor, và một số site của các cty du lịch lớn như Viettravel, SaigonTourist, Apex... Mảng du lịch nếu thu tiền từ quảng cáo thì quá bé. Nếu đi theo hướng booking online (hotel, ticket, tour) ... thì phải dính tới offline và chuyên môn sâu về ngành du lịch. Vì thế nên hầu như các cty Internet lớn của VN đều "né" không nhảy vào mảng "xương xẩu" này. Ngoài ra online booking cũng đụng vấn đề thanh toán/thói quen người dùng nên chừng nào ecommerce phát triển thì online travel sẽ hưởng lợi phía sau.
Nhóm sau là đấu giá - ecommerce: TQ có tom.com, taobao.com ebay.cn (mua lại eachnet). VN có chodientu, vatgia, 5giay... Vatgia có vẻ đang tiến triển rất tốt. Họ có IDG và một quỹ đầu tư nữa của Nhật đổ vốn vào, tập trung chiến lược offline với đội sales khoảng 100 người. Doanh thu vatgia nghe nói khoảng vài trăm ngàn USD/ tháng, không biết chính xác.
Tiếp nữa là online ad, ở VN đang có vài cty đang cạnh tranh nhau và cũng chưa rõ tương lai thế nào: Vietad.vn (Moore, PeaceSoft), AdMicro (VCCorp)... Có vẻ AdMicro có nhiều lợi thế hơn với hàng loạt site con của VCCorp.
Online job ở VN đã hình thành khá rõ các vai vế với Vietnamworks, Kiemviec, ... thị trường này có lẽ ít biến động.
Tiếp đến là mảng thông tin tài chính. TQ chỉ có một cty loại này trong top 30. VN đang có cafef, stox, vietstock, sanotc. Tiềm năng nhất hẳn là CafeF.
Rồi các công cụ thanh toán. Ở TQ không thấy một cty riêng nào chuyên về online payment. Điều này có thể do chỉ những cty đã có một lượng khách hàng lớn mới có thể phát triển công cụ thanh toán thành công, hoặc đa số các công cụ thanh toán tới một lúc nào đó cũng phải "bán mình" cho một cty lớn thì mới tồn tại được. Tại VN, các liên doanh ngân hàng như VNBC, Banknet, Smartlink đang phát triển mạnh chủ yếu mảng thẻ, phần online payment họ chưa tập trung lắm vì tỉ trọng rất bé so với offline (nếu lý tưởng chỉ được 5-7%). Ở mảng này hy vọng liên minh VNBC với hơn 4 triệu thẻ và những người đứng đầu trẻ tuổi, am hiểu Internet sẽ là động lực thúc đẩy thị trường. VNBC có chủ tịch là bạn khá trẻ sn 79, PTGD NH Đông Á, người phụ trách kĩ thuật chính người giải nhất TTVN 2007.
Như vậy các công ty VN không thuộc nhóm nào ở trên thì sao? Tôi không biết, không có khuôn mẫu nào đúng hoàn toàn cả, mọi thứ đều là tương đối.
http://www.facebook.com/note.php?note_id=370946314226
Bài liên quan: "Startup Vietnam: Học Mỹ hay học TQ?"
Wednesday, March 17, 2010
Startup Vietnam: Nhìn sang Trung Quốc!
Posted by nm at 3:58 PM
Labels: kinh nghiệm khởi nghiệp, Startup Vietnam
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 Comments:
Post a Comment