Monday, December 17, 2007

Tại sao sử Việt không hấp dẫn?

Sau khi đọc bài viết này trên báo TTCN thì SF bỗng tự dưng thắc mắc:
- Tại sao lịch sử VN không hấp dẫn?

Trong khi sử HQ được ưa chuộng ở nước họ, và sử TQ rất được ưa chuộng... ở VN. Mọi người hầu như ai cũng biết Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn nho, Thành Cát Tư Hãn bách chiến bách thắng khắp Âu Á, Càn Long du Giang nam, chuyện tình của Tây Thi và Phạm Lãi, ...

VN với 4000 năm phát triển, cũng có không ít chuyện vừa hoành tráng, vừa tình sử diễm lệ. VD: Danh tướng Trần Hưng Đạo 3 lần đánh thắng quân Nguyên (theo trí nhớ của SF thì đây là quân của Thành Cát Tư Hãn) , Ms Dương Vân Nga tái hôn với Mr Lê Đại Hành (hoàng hậu mà cũng biết... đi bước nữa từ thời xa xưa), ...

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=234249&ChannelID=57






Đề tài lịch sử thịnh hành ở Hàn Quốc:

Khi lịch sử trở thành một phần của giải trí

Một cảnh trong phim Taewangsasingi của Đài truyền hình MBC - Ảnh: Chosun Ilbo

TT - Năm 2007 là năm nở rộ các sản phẩm văn hóa khai thác đề tài lịch sử ở Hàn Quốc. Lịch sử sống lại trên màn ảnh truyền hình, trong các tác phẩm điện ảnh, nhạc kịch, tiểu thuyết...

Nghe đọc nội dung toàn bài:

Và ở bất cứ lĩnh vực nào, những câu chuyện lịch sử cũng đều được công chúng Hàn Quốc đón nhận nồng nhiệt.

Ba đài truyền hình lớn ở nước này hiện đang ưu ái phát sóng các phim dã sử dài tập vào "giờ vàng", khoảng thời gian từng bị các talk show và các chương trình khác chiếm lĩnh trước đây.

Thật ra, sự bùng nổ đề tài lịch sử không phải là điều quá mới mẻ ở Hàn Quốc. Vào những thập niên 1980 và 1990, đã từng có nhiều tiểu thuyết lịch sử bán rất chạy tại nước này như Lãnh địa, Donguibogam và Núi Taebak. Vào cuối những năm 1990, 1 triệu bản 500 năm triều đại Chosun đã bán hết sạch - một thành công hiếm hoi đối với thể loại sách khoa học xã hội. Trong lĩnh vực phim ảnh, kể từ sau thành công vang dội của Báu vật hoàng cung (sản xuất năm 2003), phim truyền hình lịch sử đã trở thành món ăn tinh thần yêu thích của người dân xứ kim chi.

Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ trong "cơn sốt lịch sử" năm nay, và chính điểm khác biệt này tạo nên hiệu ứng lan truyền từ các tác phẩm khai thác đề tài lịch sử. Cho Young Hee, đại diện Nhà xuất bản Thư Viện Eco Hàn Quốc, bình luận rằng các tác phẩm mới không còn đặt nặng những vấn đề to tát như lòng yêu nước hay những giai đoạn thịnh suy của dân tộc.

Tiểu thuyết Namhan Sanseong (Thành lũy núi Nam Hàn ở Gyeonggido) của nhà văn Kim Hoon kể về cuộc xâm chiếm thứ hai của Mãn Châu ở Hàn Quốc vào năm 1637, còn tiểu thuyết Lijin của Shin Kyung Sook nói về một người phụ nữ sống vào cuối triều đại Chosun. Cả hai tác phẩm đều nhấn mạnh những mâu thuẫn, dằn vặt trong cuộc sống cá nhân con người.

Đặc biệt, các tác phẩm đề tài lịch sử gần đây đều tập trung khai thác chi tiết trong cuộc sống thường nhật hơn là sự kiện lịch sử lớn hay những cuộc chiến giành quyền lực. Dựa trên một câu chuyện thú vị, các tác giả lồng vào đó văn hóa và đời sống người Hàn xưa. Điều đó khiến độc giả chuyển mối quan tâm từ những nhân vật lớn sang những con người bình thường.

Nói cách khác, lịch sử đã trở thành một phần của giải trí. Thậm chí nó còn được phát triển thành chuyện thần thoại, như bộ phim Taewangsasingi với sự diễn xuất của nam tài tử Bae Yong Joon. Những khán giả lứa tuổi 20 vốn thích thú với các loại video game, đặc biệt yêu thích kiểu kết hợp lịch sử - thần thoại này. Họ không quan tâm đến tính chính xác hoặc những bài học lịch sử. Chỉ cần cốt truyện hấp dẫn là được!

Người ta có nhiều cách khác nhau để giải thích về trào lÆ°u nÃ
 y. Có người cho rằng các nhà biên kịch chuyển hÆ°á»›ng sang chủ đề lịch sá»­ vì cuá»™c sống hiện đại không đủ hấp dẫn để họ chuyển tải các câu chuyện của thế hệ hiện nay vào phim.

Một số khác nói xu hướng này được "tiếp sức" từ việc dịch các tác phẩm sử học lớn, trong đó có Biên niên sử triều đại Chosun, từ văn tự Trung Quốc ra tiếng Hàn Quốc và phổ biến trên Internet. Dù vì lý do gì, sự bùng nổ dự kiến sẽ còn tiếp diễn. Số lượng fan của thể loại phim này sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

LA AN (Theo Chosun Ilbo)


Vậy theo bạn, tại sao sử Việt không hấp dẫn?





5 Comments:

osaka said...

Cái nì ai cũng bít hết anh SF àh.
- Thứ nhất: Sử VN không phải không hấp dẫn, mà là vì không có kịch bản phim hấp dẫn đầu tư vào sử, mà chỉ toàn là những phim về những chuyện tình"cạn xều" các kiểu mà hiện nay em thấy đang thịnh hành trên "giờ vàng".

- Thứ nhì: Chương trình sử dạy cho trung học nước mình chỉ toàn là chiến tranh chống Mỹ, Pháp, chứ không giúp học sinh nhận biết ý thức về lịch sử đất Việt cả mấy ngàn năm. Giả dụ, thử chọn random một số người, hỏi thì họ sẽ rành sử Trung Quốc nhiều hơn sử VN (em cũng vậy, hichic, xấu hổ!)
- Thứ 3: các nhà làm phim cũng không hiểu rõ lịch sử VN, nên không thể làm phim theo sử được?

greenpear said...

dao nay anh lam gi ma bien mat tieu vay ? :P di tu lau nhu vay van chua nghi ra cau tra loi cho cau hoi nay a? lai con phai di hoi nguoi khac nua chu, hihihi...

SF++ said...

@osaka: em phân tích kỹ ghê hả, học được cách tư duy của bọn Mỹ rồi :P

@green_pear: biết là a đi tu rồi còn hỏi :)) tu mà lòng còn tham sân si quá nên lại quay lại vướng bụi trần tiếp đây.

dongsongxanh said...

Chắc tại người Việt không thích nhìn về quá khứ, chỉ thích hiện tại và tương lai thôi

JK Can Do said...

nhà Trần chỉ có đánh con của Thành Cát Tư Hãn (là Hốt Tất liệt) thui... Đó có thể nói là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất... Em học sử theo cách tưởng tượng, nghĩa là kết hợp hình ảnh đc mô tả trong truyện của Kim Dung với các tình tiết lịch sử VN, mới nhớ, mới thấy tự hào. đọc như con vẹt thì pó hand luôn...

sleepingfool@gmail.com