Friday, February 06, 2009

Du lịch bụi: Nhật kí hành trình SOLO ĐÔNG NAM Á - Lào Thái Myanmar



Đâu là sự khác biệt giữa các quốc gia Đông Nam Á?

Photo: SF

Lần này, cũng như hầu hết các lần đi du lịch bụi các nước Đông Nam Á khác, SF lại bắt đầu chuyến hành trình một mình đi 3 nước Lào - Thái - Myanmar và đi như một Tây balo thực thụ. Trải qua hơn 2 tuần lang thang một mình mới cảm nhận thấy cái tên Lonely Planet của quyển sách kinh điển cho dân du lịch bụi quá hay.

Năm rồi SF bận rộn không đi đầu được ngòai Brunei, năm nay ngay đầu năm ngòai việc bù một nước cho năm 2008 lại may mắn đạt chỉ tiêu đi 2 nước mỗi năm. Đồng thời Lào, Thái chính là hai nước du lịch lân cận quan trọng trong nhóm các nước mà khách du lịch nước ngòai thường đi liên thông trước hoặc sau khi đến VN: Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam.

Kết quả đem về là một hiểu biết khái quát về văn hóa và con người của 3 nước trên, nâng tổng số nước ĐNA SF đã đến lên 9, chỉ còn duy nhất một Indonesia để khám phá. Một số chiến lợi phẩm khác là 4 quyển sách cực hay mua ở Chiang Mai, Bangkok, và khỏang hơn 10 người bạn mới từ khắp các nước Âu, Á Mỹ cũng như 7 seri ảnh cho các thành phố Chiang Mai, Luang Prabang, Yangoon... Không hiểu sao SF rất có hứng thú trong việc tìm hiểu và phân tích khác biệt văn hóa giữa các nước, đặc biệt từ góc độ con người và kinh tế. Chắc sau này phải làm một công việc gì đó liên quan đến khía cạnh này quá.

Ngòai ra SF còn thử đặt phòng khách sạn trực tuyến trên 2 hệ thống đặt phòng lớn trên thế giới là world hotel link và hostelworld, hai đối tác tiềm năng của Skydoor trong thời gian sắp tới.

Lần này theo dự tính lượt đi sẽ đi đường bộ, chỉ lượt về từ Bangkok - Saigon và chiều Thái - Myanmar là đi đường không.

Lào
Nếu một ngày nào đó bạn gặp chuyện buồn trong cuộc sống: thất tình, thất nghiệp, bị lừa đảo... thì hãy đến Luang Prabang ở một tuần để tìm lại niềm tin vào cuộc sống.
1.000 kíp = 2.000đ
  • Ngày 1: đi sleeping bus của Sinh Cafe từ SG ra Huế mất một ngày đêm
  • Ngày 2:
    • Đi bus ra Quảng Trị, từ Quảng Trị ra cửa khẩu Lao Bảo đi Savanakhet, từ Savanakhet đi Viêng Chăn tất cả mất thêm một ngày đêm nữa. Xem như SF trải qua 48 tiếng liền trên xe bus, quá ỏai và cũng không có thời gian đi xe. Đành phải bỏ bớt một số lộ trình đường bộ để book vé máy bay chặng Lào - Chiang Mai, Chiang Mai - Bangkok.
    • Ngồi cạnh một bác người Thái gốc Việt khỏang 70 tuổi đang về TL sau khi ở VN một tháng. Đã 50 năm rồi bác mới về lại VN. Bác này quê gốc ở đâu Hà Tây, gia đình di cư sang Lào tìm kế sinh nhai rồi sang Thái.
    • Đến Viêng Chăn lúc 1h30 sáng. Đi tìm phòng trên tuk tuk với 3 cô sinh viên người Ireland, Israel. Trời rất lạnh mà SF chỉ có quần short và áo thun.
    • Đang mùa cao điểm nên phải đi mãi 3,4 con phố mới có được một khách sạn còn phòng.
  • Ngày 3
    • Ở Viêng Chăn, thuê một chiếc xe đạp với giá 10.000kíp (20.000đ) và đi dạo quanh thủ đô Lào. Gặp khó khăn trong việc tìm đường đi vì tên đường ở các nhà mặt tiền toàn chữ Lào loằng ngoằng, chỉ đến mỗi giao lộ mới có bảng tên đường.
    • Thăm Patuxay, Pha That Luang.
    • Nói chung cũng như thủ đô Phnom Penh của Campuchia và Manila của Phi, Viêng Chăn cũng chán òm và chả có gì hay ho.
    • Đặt phòng Luang Prabang trên Internet qua website của World Hotel Link.
  • Ngày 4
    • Đi xe bus liên tỉnh đến Luang Prabang mất 11 giờ. Các bác tài xe búyt Lào là những lái xe giỏi nhất Đông Nam Á, đường ban đêm tối thui, đi trên những trườn núi ngoằn ngòeo mà họ cứ phóng vèo vèo. Đường lại hẹp chỉ đủ một làn xe, may mà không kiss phải chiếc xe nào ở phía ngược lại.
    • Đến Luang Prabang lúc 10h 30 đêm. Lần này đã thủ thế nên có sẵn phòng ở Vanvisa Guesthouse. Định cho anh chàng người Tây Ban Nha đi chung tuktuk share phòng nhưng phòng chỉ có 1 giường. Anh ta lại túc tắc đi khắp nơi tìm phòng. Sau mới biết anh ta nhất định tìm phòng giá 40.000 kip (80.000đ) và đi 1 giờ 30 phút đến 12h đêm để tìm được phòng giá đó. Tay balo rất hay ở tính kỉ luật và kiên trì với plan đã định, và thông thường họ đi du lịch rất dài ngày hàng tháng, hàng năm nên gần như bắt buộc phải tìm phòng giá bèo nhất (nhưng đặc biệt phòng lại luôn ở khu trung tâm thành phố).
  • Ngày 5
    • Ăn sáng tại Vanvisa, thử món bánh chuối của Lào
    • Tám chuyện với một nhà điêu khắc người Bỉ khỏang 60 tuổi cũng đang ăn sáng. Ông này đi du lịch với bạn gái người Latvia, khỏang ... 50 tuổi. Ms Latvia làm ở ủy ban châu Âu EC và là cố vấn nghiên cứu cho chính phủ Latvia, một số dự án của chính phủ Trung Quốc. Bình thường họ mỗi người một nơi và tâm tình với nhau qua Skype.
    • Gặp Jason - Project Manager , quản lý các website của Toyota Mỹ. Anh chàng này sống ở Los Angeles và đang thưởng thức chuyến du lịch 3 tháng đi ĐNÁ, Bắc Mỹ vì được Toyota ... sa thải sau khủng hoảng kinh tế. Vẻ mặt anh ta rất ỉu xìu và không aggressive kiểu ngừơi Mỹ tí nào, thật tội. SF dụ dỗ anh ta sang VN làm việc, anh ta bảo sẽ cân nhắc.
    • Đi bộ dạo khắp các đừờng phố Luang Prabang, khu trung tâm khá bé nhỏ nên thậm chí không cần xe đạp.
    • Dạo chợ đêm Luang Prabang, mở từ 5h chiều mỗi ngày. Đây có lẽ là thiên đường mua sắm cho các chị em mê shopping. Hàng hóa nhiều, đẹp, giá rẻ, người bán hiền hòa thân thiện và rất dễ mến.
    • Đặt phòng Chiang Mai tại hostelworld.com
  • Ngày 6
    • Dậy sớm lúc 5h30 để đi xem các nhà sư khất thực.
    • Book thử một tour đi Pak Ouk Cave và thác Tat Kuang Si giá 120.000 kíp. Cuối cùng phát hiện ra chả có tour nào, họ chỉ dẫn khách đăng kí đến bến tàu đi ra động rồi mua vé, hoặc có một xe chở khách đến thác nước.
    • Hang động và thác nước chán òm vì không có gì đặc sắc hơn ở VN.
    • Tối lại đi dạo chợ dù không mua sắm gì mấy. Lại gặp lại anh chàng Xavi người TBN và các cô sinh viên Israel, Ireland dù mỗi người mỗi ngả từ khi ở Viêng Chăn, Lào quả là thật nhỏ bé và Luang Prabang lại bé nhỏ hơn. Sau đó lại gặp anh chàng Xavi mấy lần nữa.
    • Phát hiện ra Mrs Vandara chủ Vanvisa Guesthouse là một đầu bếp nổi tiếng ở Lào với một số đầu sách dạy nấu ăn, khóa dạy nấu ăn cho người nước ngòai. Ngòai ra Vanvisa là còn trưng bày rất nhiều sản phẩm dệt truyền thống do chính nhân viên của Vanvisa đồng thời cũng là những người thợ dệt làm. Mrs Vandara vui vẻ khuyến mãi không tính tiền giặt ủi dù tính tiền chắc cũng 30.000 kip.


Thái



Điểm hội tụ của dân du lịch khắp nơi trên thế giới.
1 USD = 34,4 bath

  • Ngày 1
    • Đến Chiang Mai lúc 4h chiều. Đi xe kiểu xe lam về downtown. Bác tài biết đến VN vì VN vừa vô địch bóng đá ĐNA và hạ bệ Thái Lan.
    • Đi bộ dạo một vòng Chiang Mai, nơi đây quả là một thành phố thú vị, vừa hiện đại vừa cổ kính (với rất nhiều tháp cổ kiểu tháp chàm ở khắp nơi xen kẽ với các cao ốc), vừa yên bình lại có những khu rất sôi động và đông đúc cho du khách nước ngòai.
  • Ngày 2
    • Thuê một chiếc xe đạp đi dạo quanh. Con gái Thái quả là rất đẹp, da trắng, mũi cao, dáng thanh. Không hiểu sao dân nước nhiệt đới lại có da trắng như kiểu dân châu Âu. Chắc kiếp sau SF đầu thai làm người Thái quá!
    • Thăm Chiang Mai Art & Culture Hall. Thành phố này xưa kia gọi là Lanna và là một vương quốc riêng. Sau này các vị công chúa hoàng tử cưới hỏi lẫn nhau nên cuối cùng gom lại thành Thái Lan ngày nay.
    • Tám chuyện với ms Nick, một chủ hiệu sách gần chợ Thanin.
    • Đi xem Muay Thái, có đến 7 - 8 trận đấu với các cặp từ con nít 12 tuổi đến thanh niên, phụ nữ, người Thái, người Canađa đấu với nhau.
  • Ngày 3
    • Dạo một vòng ăn các món Thái, SF thường hay tìm các quán ăn địa phương đông khách, các quán này món ăn vừa ngon và đậm chất địa phương không pha tạp, lại vừa giá rẻ hơn các quán người nước ngòai hay ăn.
    • Thử món matxa Thái, quả là khỏe cả người sau một tuần mỏi mệt với xe búyt, xe đạp, đi bộ khắp nơi.
  • Ngày 4
    • Bay đến Bangkok, trên chuyến bay gặp Noy, một cô người Thái nhưng gốc Hoa, nhà ở Chiang Mai làm việc ở Singapore. Quả là 3 trong 1.
    • Đến Bangkok lúc 12h đêm tại đường Khao San, đường này kiểu như Phạm Ngũ Lão ở SG. Lần này đến nước nào cũng 11, 12h đêm và đến lần đầu tiên, nhưng đã rút ra được một số quy luật nên SF vẫn tìm được phòng ngay trung tâm. Bắt chước kiểu Tâybalo như anh chàng Tây Ban Nha, SF tìm được phòng với giá không thể bèo hơn (150 bath = 5 USD) sau 30 phút đi lòng vòng vì guesthouse nào cũng trưng biển FULL. Phòng chỉ có một giừờng đệm, một gối, một mắc áo, 2 cái đèn. May mắn là phòng có 2 cửa số và garden view (khá xa xỉ vì loại phòng hostel thường không có cửa sổ).
    • Sáng ra đi tuk tuk dạo vòng quanh khắp nơi. Có một điểm nổi tiếng cũng ở gần đó mà ai cũng nên đến là Grand Palace, tuy nhiên SF chưa đến vì không muốn mặc quần.... (dài) để được vào.
  • Ngày 5
    • Đi thăm ĐH Thammasat và ĐH Chulalongkorn , hai trường ĐH nổi tiếng và lâu đời nhất của Thái Lan. Các em sinh viên của Thammasat quả là rất xinh! Trương Chula thì khá giống trường ĐH Bách Khoa của SF với một sân bóng đá ngay giữa trường. Điểm khác biệt nhỏ là nó to gấp 5,6 lần trường BK và đẹp hơn nhiều :)) Cựu thủ tướng Thaksin từng học ở trường này.
    • Buổi trưa dạo quanh và nghỉ tại một công viên gần cầu Rama VIII, SF thử nằm ngủ trên ghế xem sao, thế là 5 phút sau đã có một chú cảnh sát đến gọi dậy mà không cần đồng hồ báo thức.
    • Tối đi dạo một vòng, mua mấy que thức ăn tặng 3 người bạn Nhật đang làm nghệ sĩ đường phố kiếm tiền tiếp tục du lịch. Có một anh chàng chơi ghi ta, một chơi trống rất lãng tử. Hai tên này một vác ghi ta, một vác một cái trống khá lớn đi du lịch khắp nơi, tình cờ gặp nhau tại Bangkok ráp lại thành một ban nhạc đường phố.
    • Nói chung cảm giác ở Thái rất dễ chịu: mọi người thân thiện, món ăn ngon, nhiều thứ hay ho, giá cả mềm, thảo nào rất nhiều người thích đi Thái nhiều lần. Dân Tây balo ở Khao San Road thì khỏi nói, họ ở đó như ở nhà, lúc nào cũng đông nườm nượp.
Myanmar


Nơi bạn sẽ gặp những người đàn ông giống như ... bà ngoại của bạn. Họ ăn trầu bỏm bẻm suốt ngày và mặc váy.


  • Ngày 1:
    • Tiếp tục lên máy bay AirAsia bay sang Myanmar. AirAsia là một hãng hàng không giá rẻ của Malaysia mới mở gần đây nhưng quản lý rất bài bản, phát triển thương hiệu cực tốt, chắc chắn AirAsia sẽ là hãng hàng không số một châu Á và hơn thế nữa. Chiến dịch Thái Lan Sorry AirAsia đóng góp 100.000 vé miễn phí.
    • Đến Myanmar điều đầu tiên bạn nên nhớ là đừng đổi tiền ở sân bay. Thật lạ lùng, đổi 1 USD ở đây chỉ được 450 kyats, nhưng thực tế đổi ở Yangoon tỉ giá từ 1000 - 1100 kyats.
    • Khó khăn thứ hai ở Myanmar là món ăn, các món này nhìn đen đen bẩn bẩn và gia vị khó ăn. Chịu khó đi lòng vòng cũng có một vài nhà hàng có món Nhật, Thái, Hoa.
    • Nhìn chung Myanmar khá lạc hậu, hậu quả của một chính quyền đóng cửa với thế giới bên ngòai. Gmail và Yahoo mail cũng bị cấm truy cập tại đây.
  • Ngày 2
    • Đi thăm chùa Shwedagon, nơi không thể bỏ qua nếu đến Myanmar. Chùa này có cả thang máy. Vé vào chùa 5USD cho người nước ngòai!!!
    • Dạo chợ trời buổi chiều, mua được vài món đồ chơi thú vị, trong đó có một cái đèn pin năng lượng sạch: chỉ cần bóp bằng tay 1 phút nó sẽ sáng trong vòng 1h đồng hồ.
    • Lên cao ốc Sakura Tower để ngắm Yangoon từ nơi cao nhất trong thành phố.
  • Ngày 3
    • Đến Kyaiktiyo thăm Golden Rock. Lúc checkin vào nhà trọ Sea Sar gặp hai anh chàng người Anh: Wayne Rooney và Batistuta cũng đang làm thủ tục. Súyt nữa còn có cơ hội chơi bóng với hai danh thủ này...
    • Tưởng nơi đây xa nơi đô thị ồn ào, không ngờ ở đây còn ầm ĩ hơn, có một lễ hội dân tộc ngay gần đó, họ hát hò nhảy múa lên đồng suốt cả ngày. Thì ra là lễ hội quyên góp, mọi người tùy ý cho tiền vào mũ người nhảy múa. Quyên góp là một nét văn hóa ở đây. Khi đi xe ở dừng ở từng chặng sẽ có người cầm một chậu tiền ra đứng lóc xóc để nhận tiền. Tiền thu được chắc dùng đóng góp cho nhà chùa.
  • Ngày 4
    • Lên xe tải đi lên Golden Rock, không ngờ gặp được Barack Obama cũng đi cùng với 4 người bạn. Thế là SF tham gia vào nhóm của họ luôn. Lại có dịp biết thêm về văn hóa và con người Myanmar thông qua chính người dân địa phương ở đây.
  • Ngày 5
    • Ở lại đây nghỉ dưỡng và có một không gian cũng như thời gian trống để suy nghĩ mọi thứ... Đúng là lâu lâu phải trốn đến một nơi nào đó hoàn toàn cách biệt với thế giới bề bộn và sự vụ hàng ngày mới có thể có không gian suy nghĩ những việc quan trọng. Gần SG có chỗ nà
      o như thế không nhỉ???
  • Ngày 6
    • Dù có đi bốn phương trời, rồi cũng về lại Sài Gòn... vì hết tiền.



Seri ảnh

Du  lịch bụi Lào


Du  lịch bụi Thái

Du  lịch bụi Myanmar

sleepingfool@gmail.com