Sunday, December 21, 2008

Phóng sự ảnh: Em ơi, Hà Nội phố




Mời các bạn xem phóng sự ảnh của SF nhé: click here!

Sunday, November 09, 2008

Dù có đi bốn phương trời, ...




Ảnh: google

Thế là SF đã có dịp trở về lại Hà Nội vào cuối tuần sau, nơi SF được sinh ra, sau 27 năm lưu lạc đất phương Nam. Lưu lạc đến nỗi nhiều bạn bè cứ ngỡ SF là người Nam Bộ chính gốc.

Hà Nội tuy gần mà xa, tuy xa mà gần. Dù SF ham thích đi đây đó, một hai tháng không có dịp đi đâu là lại thấy chồn chân, nhưng trong lòng vẫn nấn ná để dành HN, chưa muốn về thăm ngay. Có lẽ vì Hà Nội là một nơi không quá khó để đến, và cũng không có sự bí ẩn, mới lạ của những vùng đất mà SF cảm thấy bồn chồn, sốt ruột khi chưa thể bay đến đó ngay lập tức. Cũng có lẽ SF biết chắc có một ngày nào đó SF sẽ quay về Hà Nội, như một "phần tất yếu của cuộc sống"...

Đã lâu rồi SF rời xa những phóng sự ảnh đầy đam mê và xúc cảm vì những bận rộn của cuộc sống khởi nghiệp. Lần này cũng không có nhiều thời gian cho tình yêu nghệ thuật. Tuy nhiên cũng như mọi người, SF không thể tránh khỏi việc rung động trái tim khi gặp lại người yêu cũ.. "em Hà Nội" .

Hẹn gặp lại các bạn với phòng sự ảnh "Em ơi, Hà Nội!". Một Hà Nội thật sự, một Hà Nội đầy cảm xúc chứ không chỉ là "Hà Lội phố" như tuần qua.

Tuesday, October 21, 2008

Lưu giữ khoảnh khắc đẹp từ những chuyến đi xa của bạn!




Giao diện Trang cá nhân Skydoor

Lần này SF giới thiệu các bạn một tính năng đặc biệt mới. Tính năng ngay bản thân SF cũng rất thích sử dụng. Đó là Trang cá nhân Skydoor.

Chẳng hạn mục “Những nơi tôi đã đến”. Bạn có thể lưu lại và chia sẻ cho mọi người biết bạn đã đến những nơi nào ở VN và trên thế giới.


Photobucket

Mục “Những nơi tôi đã đến” – Trang cá nhân Skydoor



Người dùng Trang cá nhân Skydoor có thể quản lý bài viết, hình ảnh theo địa điểm. Ngoài ra người dùng còn có thể hiển thị bài viết, hình ảnh, các điểm mình đã đến trên bản đồ Việt Nam cũng như bản đồ thế giới.



Photobucket

Mục bài viết - Trang cá nhân Skydoor



Photobucket

Mục hình ảnh – Trang cá nhân Skydoor



Đồng thời Skydoor cũng cung cấp công cụ để người dùng có thể “nhâp khẩu” bài viết du lịch, cảm xúc từ blog khác của bạn (Yahoo 360, BlogSpot, Opera…) sang Trang cá nhân Skydoor. Hoặc ngược lại bạn cũng có thể “xuất khẩu” hình ảnh trực quan: bản đồ hình ảnh, bản đồ Những nơi tôi đến từ Skydoor sang blog hiện tại của bạn.

Xem thêm trang của SF tại http://skydoor.net/#sleepingfool

Còn chờ gì nữa!

Mời bạn vào khám phá Trang cá nhân Skydoor!!!

Monday, August 04, 2008

http://travel.ceenoo.vn - www.skydoor.net





http:// travel.ceenoo.vn đã được đổi sang www.skydoor.net theo để phát triển thương hiệu tốt hơn.

Kết quả của chiến dịch quảng bá SkyDoor.NET sau một tuần "lăng xê" có thể xem tại đây:
http://www.ceenoo.com/news

Blog của nhóm phát triển SkyDoor.NET có thể truy cập tại: http://blog.skydoor.net



Wednesday, July 16, 2008

Đố ảnh - Cái gì đây kỳ này?




Friday, July 04, 2008

Các bài viết về khởi nghiệp




Các bài cảm xúc của SF

Sunday, June 29, 2008

Các bài báo của SF




Đây là bước đầu tiên để "quy hoạch" lại blog của SF. Mọi thứ hiện đang có vẻ khá lộn xộn.
Qua khảo sát thì hai bài "5 cách làm marketing tiết kiệm" và "Freelancer - Chiến binh của tự do" cũng như khái niệm "Chiến binh tự do" có vẻ được sử dụng lại khá nhiều trên Internet và một số bài viết về nghề freelancer sau này.

Kết quả từ Google cho



Monday, June 23, 2008

Bạn có muốn làm Thượng Đế một lần không?





Thử trả lời SF xem nếu bạn là Thượng Đế, nhìn xuống Đông Nam Á bạn sẽ thấy gi?
....
....
Blah blah blah...

Có vài nơi có lẽ "đến Thượng Đế cũng phải muốn nhìn" :





-
Ta Prohm ở Siem Riep - nơi quay phim Kẻ cướp lăng mộ Tomb Raider do Angelina Jolie thủ vai chính.


Ảnh: Google

- Hoặc đến Bangkok thăm Cung điện Hoàng gia ...

Vâng, click vào những link trên và vào mục Tùy chọn -> Kiểu bản đồ -> 3 chiều và bạn sẽ thấy những gì Thượng Đế thấy. (Double click chuột trái/phải để phóng to/thu nhỏ)

Bạn nhớ nói cho SF biết cảm giác của bạn sau khi làm Thượng Đế!

* Tuần sau mời bạn đi thăm châu Phi & châu Úc cùng SF.

Monday, June 16, 2008

Mời bạn thăm nhà mới của SF....




Photo: SF



Vâng, như đã hẹn, hôm nay mời các bạn ghé thăm Ceenoo Travel tại địa chỉ




Ceenoo Travel sẽ có một số tính năng ở đâu cũng có, và có một vài tính năng chưa có ở website Việt Nam nào. Đố bạn phát hiện ra, SF sẽ mời bạn một ly cà phê Ban Mê

Nếu bạn không phải là một người tò mò "ham của lạ" thì không nên click vào link trên làm gì.

Nếu bạn đã lỡ click vào rồi thì.... xem xong bạn nhớ comment "cảm xúc đầu tiên" của bạn về Ceenoo Travel ở đây. SF sẽ mời bạn tiếp một ly ...gì đó theo yêu cầu của bạn.

PS: Tuần sau Ceenoo Travel sẽ tiếp tục giới thiệu thông tin du lịch các nước Đông Nam Á.

Tuesday, June 10, 2008

Dù ở đâu, Pari Luân Đôn hay những miền xa...




Một người phụ nữ Hồi giáo đứng bên sông (sông gì đó ở Brunei)

Ảnh: SF


... thoáng thấy áo dài bay trên đường phố

đã thấy tâm hồn Ceenoo (sinu) ở đó ...

Khakha, mời các bạn đón xem lễ ra mắt của website Ceenoo Travel (trên blog của sleepingfool) - một mạng thông tin du lịch thế giới rất trực quan - chỉ cần vài click chuột đã có thể đi đến những điểm du lịch yêu thích của bạn.

Đây sẽ là sân chơi kết nối những người yêu du lịch - những người yêu thích khám phá và luôn học hỏi cái mới từ mọi miền ở VN, và từ nhiều quốc gia trên thế giới



Chính thức công bố: Thứ 2 ngày 16/06/2008 (tức là đầu tuần sau!)


Tin bên lề: tới thời điểm này plan hàng năm trong kế hoạch du lịch thế giới của SF đã thực hiện được 50%: đi được một nước (Brunei), và tự bonus thêm một chuyến vi vu Vĩnh Long - Cần Thơ.
Từ giờ đến cuối năm bận rộn quá không biết có thực hiện nổi 50% còn lại không nữa

Bạn dự định đi đâu năm nay chưa?


Saturday, May 31, 2008

Chúc mừng các bé nhân ngày 1-6




Ảnh: sleepingfool


Chúc các bé bé luôn được vui chơi thoải mái, chỉ phải chơi hay học những thứ mình thích!

Chúc các bé lớn luôn yêu thích công việc mình đang làm! Lâu lâu cũng cần đánh thức tâm hồn trẻ thơ trong mình, đừng để cuộc sống bon chen làm già cỗi con người!

Chúc cả các bé bé và các bé lớn thường xuyên được đi du lịch! bé bé đi gần, bé lớn đi xa - bé bé đi trong nước, bé lớn đi nước ngoài... Đi du lịch làm tâm hồn thư thái hơn...


PS: Trong hình là Angie, cháu của SF. Angie đang lẩm bẩm: "cậu SF nói gì cháu chả hiểu?!"

Monday, May 05, 2008

Vì đó là em - chương trình Ceenoo Friends




Ảnh: google
Chào các bạn,

Hiện giờ SF đang tổ chức chương trình Ceenoo Friends. Một chương trình dành cho bạn bè blogger quan tâm ủng hộ Ceenoo, mong muốn sử dụng một website hấp dẫn không thể bỏ qua sắp xuất hiện trên Internet Việt Nam.

Bạn bè tham gia chương trình này sẽ nhận được thông tin cập nhật về Ceenoo, những giai đoạn thương đau và thăng hoa, cũng như các kinh nghiệm khởi nghiệp xương máu mà không công ty startup nào tiết lộ. Đây cũng là một phần trong "chiến lược mở" của Ceenoo.


Giao diện website Ceenoo



Ceenoo Friends sẽ là những nhân vật quan trọng nhất với Ceenoo và họ chia sẻ cảm xúc, ý kiến quý báu để giúp Ceenoo trở thành một công ty Internet hàng đầu VN. Khi Ceenoo thực hiện IPO thì Ceenoo Friends sẽ có quyền mua cổ phiếu Ceenoo với giá cực kỳ ưu đãi

Ngoài ra do bạn bè SF chủ yếu ở các lĩnh vực IT, PR, Báo chí và Nhiếp ảnh/Art nên tham gia Ceenoo Friends cũng là một dịp để các bạn giao lưu với những blogger thú vị và hấp dẫn ở nhiều ngành nghề khác nhau ;)

Thời gian: 05-05-2008 đến 15-05-2008
Cách thức:
+ Email minhbui@ceenoo.com
Với tiêu đề: I want to become a Ceenoo's friend một lý do khiến bạn quan tâm tới Ceenoo Friends. Thật ra cũng không cần lý do nếu bạn có sẵn 3 yếu tố sau:
- Yêu thích Internet, blog
- Trẻ trung (trẻ là khi bạn nghĩ mình trẻ :D)
- Có thiện chí với SF và Ceenoo.
hoặc
+ Email tới ceenoofriends-subscribe@googlegroups.com

SF

Saturday, April 26, 2008

Nhật ký khởi nghiệp kỳ 3: Chiến lược mở




Photo: sleepingfool

Chiến lược mở là gì?


Là cái gì mở được thì mở hết!

  • Công nghệ mở: Ceenoo dùng những công nghệ mã mở của Google như Google Maps, GWT...
  • Mô hình mở: mở ở đây nghĩa là ai cũng có thể tham gia và cập nhật nội dung như Wikipedia.
  • Liên kết mở: là liên kết với các website khác và hạn chế cạnh tranh đối đầu, chuyển từ đối đầu sang đối thoại và do đó biến đối thủ thành đối tác.
  • Phát triển mở: Ceenoo sẽ từng bước mở ra và mời bạn bè mê Internet cùng tham gia vào quá trình xây dựng mạng thông tin mở hướng địa điểm.
  • Tên mở: tên tiếng Việt của công ty Ceenoo là Kết Nối Mở.
  • Và còn một số điều mở nữa… mà khi nào Ceenoo mở tới đó thì bạn sẽ biết.

Tại sao mở?


Lịch sử phát triển công nghệ thông tin và Internet cho thấy mỗi lần có một sản phẩm hay một xu hướng mới có thể tạo ra ảnh hưởng thì sản phẩm đó đều liên quan tới mở.

Chẳng hạn các công ty như IBM, Sun, Apple… đều tìm cách xây dựng một hệ điều hành có thể cạnh tranh với Windows của Microsoft. Tuy nhiên hầu như hệ điều hành của các hãng này hầu như không tạo ra ảnh hưởng đáng kể. Từ khi hệ điều hành mở open source Linux ra đời, tuy chưa thật sự phát triển mạnh mẽ nhưng đã trở thành đối trọng đáng sợ nhất của Windows.

Rồi Wikipedia ra đời, ban đầu không ai tin mô hình này sẽ thành công, nhưng thực tế đã chứng minh mô hình Wiki và hiệu ứng Wikipedia lan rộng thành nhiều kiểu Wiki khác như WikiTravel, Wikimapia… Jimmy Wales – sáng lập viên của Wikipedia thực sự trở thành người hùng của cộng đồng người sử dụng Internet trên thế giới với kho tàng tri thức đang được mở ra không có giới hạn này.

Facebook với nền tảng mở Open Platform cho phép các công ty, các lập trình viên tự do phát triển các công cụ tích hợp tự do vào mạng xã hội của mình. Điều này khiến cho Facebook không cần đầu tư phát triển các chương trình ứng dụng của riêng mình mà vẫn có một nguồn cung cấp dồi dào kiểu như niêu cơm Thạch Sanh. Các nhà phát triển ứng dụng đưa ứng dụng của mình lên Facebook xong lại tự tìm cách marketing để Facebookers sử dụng sản phẩm của mình. Việc này lại khiến cho Facebook không cần phải tiếp thị gì mà đã có người khác tiếp thị giúp mình. Chỉ Facebook mới khiến cho người thống trị Internet Google phải run sợ và lập ra liên minh Open Social để đối phó với Facebook.

Có nhiều mô hình thành công, ví dụ Microsoft là mô hình thương mại hoàn toàn đóng. Nhưng Ceenoo thích khái niệm mở nên đi theo hướng này. Dĩ nhiên khái niệm mở cũng có những điểm tiêu cực nhưng mặt tích cực của nó nhiều hơn. Và Ceenoo sẽ kiên trì đi theo chiến lược mở. Còn bạn thì sao? Bạn có thích “mở” không?


Bạn có thích “mở” không?




Có! Ceenoo cứ "mở" đi.

15


Không! Nguy hiểm lắm Ceenoo.

1


Không biết. Có lẽ úp úp mở mở thì tốt hơn.

0





Sign in to vote

Saturday, March 29, 2008

Nhật ký khởi nghiệp kỳ 2: Ceenoo - Em là ai?




Khoảnh khắc Ceenoo dot com




Thế là đã 1 tháng trôi qua. Mọi việc có vẻ tiến triển mặc dù cũng có một chút khó khăn.

Ceenoo

Tuần đầu tiên công ty đã có một cái tên. Tên khá ngộ nghĩnh: Ceenoo . Nếu ai biết được nguồn gốc của nó chắc phải bật cười. Bạn đọc tên này như thế nào nhỉ?

Tuần thứ 2 có thêm website www.ceenoo.com và một phiên bản demo một số tính năng của mạng xã hội hướng địa điểm Ceenoo chạy trên mobile, trên hệ điều hành Android của Google thậm chí còn chưa được tung ra chính thức trên thị trường thế giới. Ngoài ra bản Businesss Plan version 1.1 cũng đã hoàn tất với phần bổ sung là kế hoạch marketing, sales cho 2 năm và dự toán kinh phí cho 3 năm. Dĩ nhiên những phần này chỉ là ước lượng tương đối. Có trời mới biết chuyện gì sẽ xảy ra trong 3 năm nữa.

Cuối tuần thứ 2 Ceenoo được vinh dự đón một nhóm các bạn trẻ năng động và yêu thích du lịch tới chơi và nhân tiện xem “trình diễn” bản demo luôn. Một chai sâm-panh được Hương-Hiếu đem tới, lúc “khui hàng” nắp chai bắn tung tới tận nóc phòng, tiếng kêu rõ to, chắc là điềm may mắn ;)

Sang tuần thứ 3 thì phiên bản Ceenoo Mobile đã tạm xong về mặt tính năng, không cần phát triển tính năng mới mà chỉ tập trung vào hoàn thiện những module đã xong. Hai chiến hữu phát triển công nghệ của Ceenoo làm việc rất thần tốc. Bản khảo sát về mạng xã hội với sự triển khai ác liệt của các thành viên Ceenoo trên các phương tiện “truyền thông đại chúng” như Yahoo chat, email, blog 360 và nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn nay đã hoàn tất với 100 mẫu trả lời. Cám ơn các bạn

Kết quả khảo sát rất lạc quan với tới 85% các bạn trả lời sẽ “Dùng thử hoặc chuyển sang một mạng xã hội mới” và 69% trả lời “Dùng thử mạng mới” khi mạng mới này có “Những đặc điểm làm bạn yêu thích”. Các yếu tố khác như “Bạn bè thân mời tham gia” và “Mạng mới có thông tin bạn yêu thích” chỉ chiếm 34-37%.






Khó khăn

Đối thủ lớn nhất của Ceenoo trong giai đoạn này là: thời tiết. Trời nóng bức nên mọi người dễ mệt mỏi hơn. Máy lạnh trong phòng thì khá cũ kỹ nên làm việc không hiệu quả và tốc độ đồng hồ điện khi bật máy lạnh chắc phải nhanh hơn tốc độ của chiếc Roll Royces mới nhập về thành phố.

Ngoài ra mỗi ngày SF đến công ty và về nhà phải mất từ 60 đến 90 phút chạy xe trong một không khí ồn ào, nóng bức và bụi bặm. Đường đông đúc nên kẹt xe thường xuyên, đã thế các bùng binh sở Giao thông công chánh làm việc rất hiệu quả: bọn chúng đứng giữa đường ở khắp nơi và tạo thành những nút chai. Nhiều lúc nhìn lũ bùng binh mà bị ức chế muốn vác xà beng ra hành động như Don Kihote chiến đấu với cối xay gió vậy

Ngôn – một chiến hữu của SF còn đưa ra một “nghiên cứu khoa học“ về sự tương quan giữa thời tiết và sự phát triển khoa học: Ở các nước khí hậu ôn đới mát mẻ thì công nghệ phát triển tốt, do họ làm việc trong một môi trường rất mát mẻ và thoải mái. Còn Thụy, một chiến hữu khác lại “phát triển” tiếp: ở những nước khí hậu nóng mà giàu thì chắc chắn những nước đó có… dầu lửa. Còn đây là phần chứng minh của SF: những nước khí hậu nóng trước hết chi phí sản xuất kinh doanh phải cao hơn những nước ôn đới vì phải tốn thêm tiền mua máy lạnh và tiền điện cho máy lạnh. Mà phần điện này chiếm rất lớn trong chi phí điện văn phòng.

Mai mốt mọi người thấy Ceenoo dọn văn phòng lên Đà Lạt làm việc thì cũng đừng ngạc nhiên






Đối tác

Việc tiếp cận các nhà đầu tư mạo hiểm và đối tác cũng diễn ra nhanh hơn dự kiến. Sau 3 tuần thì đã gặp gỡ và trò chuyện “không chính thức” với 3 nhà đầu tư khác nhau, mặc dù dự tính là mỗi tháng chỉ gặp 2 người. Một người là chủ của một group các công ty về CNTT, một là công ty PR/Quảng cáo và người cuối cùng đến từ quỹ đầu tư mạo hiểm chuyên về công nghệ. Cũng may mắn Ceenoo là chủ động tiếp cận một, còn lại 2 người kia là do họ biết Ceenoo mới thành lập nên “tò mò” muốn tìm hiểu xem có nên đầu tư hay không. Theo bạn thì nên hay không?

Ngoài nhà đầu tư mạo hiểm thì giai đoạn này Ceenoo cũng rất quan tâm đến các đồng đạo: những công ty online khác. Đây cũng là một chiến lược của Ceenoo: alliance-strategy – liên kết hợp tác để cùng phát triển. Thị trường quảng cáo trực tuyến năm 2007 có doanh thu khoảng 10 triệu đô. Con số này rất nhỏ so với doanh thu quảng cáo truyền thống khoảng 400-500 triệu đô. Vì thế SF luôn hoan nghênh và chào đón những người bạn mong muốn phát triển công nghệ và kinh doanh trực tuyến để thị trường ngày càng lớn mạnh hơn.

Khi càng có nhiều người tham gia ăn bánh, thì phần của mỗi người có vẻ nhỏ đi, nhưng thật ra ai cũng được nhiều hơn vì cái bánh đã to ra rất nhiều. Bạn có ý định khởi nghiệp với một công ty dotcom trong năm nay chưa? Hãy bắt đầu đi nhé, đừng chần chừ gì nữa!!! Và nhớ liên hệ với SF để cùng chia sẻ kinh nghiệm và cùng phát triển. /us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/79.gif">

Nếu bạn không muốn khởi nghiệp nhưng muốn tham gia đóng góp một tay vào một công ty khởi nghiệp để cùng phát triển một dịch vụ trực tuyến cho cộng đồng thì Ceenoo cũng sẵn sàng chào đón bạn mà "không cần biết em là ai", không phân biệt giới tính, ngành nghề hay độ tuổi. Bạn sẽ tham gia cùng Ceenoo chứ ?

Friday, March 07, 2008

Năm mới - một cuộc phiêu lưu mới: Start-up!

Thế là đã xong tuần đầu tiên từ lúc SF bắt đầu đi làm lại.

Một tuần mới với một công việc rất thú vị với những người bạn rất trẻ thú vị không kém. Đó là gieo hạt, ấm ủ, chờ hạt nảy mầm, tưới nước... Một hạt giống thuộc dòng họ dotcom tên là ... Thôi để lần sau sẽ tiết lộ. Đây cũng là bước đầu của hành trình thực hiện kế hoạch 20 năm. Nhưng 20 năm có lẽ hơi lâu, chắc SF phải cố gắng làm trong 10 năm để còn nghỉ hưu đi chơi tung tăng và lo cho gia đình con cái chẳng hạn.

Nói vui chơi vậy thôi chứ trước mắt Sf và 2 người bạn nữa đã có một kế hoạch hành động cho... 6 tháng. Xây dựng một công ty Internet, một mạng xã hội mới toanh có một chút khác biệt so với các mạng xã hội hiện giờ giới trẻ VN hay dùng. Ah, nhân tiện tranh thủ nhờ các bạn dành 2 phút đánh survey về mạng xã hội/ blog giúp SF:
http://www.surveymonkey.com/s.aspx?sm=e4wHvaoSRgt_2f20l1ZZlKEw_3d_3d%20

Công việc trong 6 tháng của nhóm là phát triển sản phẩm, tham gia một hai cuộc thi về công nghệ và kinh doanh có liên quan, tiếp thị đến các nhà đầu tư "thiên thần" để kiếm đầu tư mạo hiểm mở rộng quy mô và thu hút người sử dụng. Trước khi muốn người khác "mạo hiểm" đổ tiền ra cho mình làm thì mình phải mạo hiểm trước, một công thức rất đơn giản. Mạo hiểm ở đây là mọi thành viên đều đã bỏ việc fulltime hay những cơ hội việc làm tốt để cùng nhau hùn tiền lại, thuê một văn phòng nho nhỏ và bắt đầu start-up. Nhưng sao Sf chẳng có cảm giác mạo hiểm gì cả, lạ thật ?? Chắc có lẽ do lâu nay thất nghiệp không có việc làm, nay lại được vào làm việc văn phòng ổn định, coi bộ còn "an toàn" hơn chứ không "mạo hiểm"
Nếu xong 6 tháng mà không xong thì sẽ đóng cửa lại và lang thang tiếp

Lần khởi nghiệp này tuy có vẻ mới mẻ nhưng nó không quá mới, là lần thứ 2 của SF. Lần đầu ở một lĩnh vực khác với Internet, là PR. Tuy hai lĩnh vực có vẻ khác nhau hoàn toàn, nhưng thực ra ngoài chuyên môn công nghệ và PR ra thì nó cũng tương tự nhau ở chỗ có hầu hết các vấn đề khó khăn của một công ty non trẻ: vốn, nhân sự, xác định chiến lược kinh doanh, tiếp thị, bán hàng.

Như vậy năm 2008 với SF là năm của Khởi nghiệp & Mạng xã hội.
Mỗi năm với SF có một chủ đề cũng như một cảm xúc khác nhau. Trước đó năm 2007 có lẽ tạm gọi là năm của Nhiếp ảnh. 2005-06 là năm của PR và khởi nghiệp. Còn 2004 là năm của IT, vì cuối năm đó SF chia tay với sự nghiệp programming.

Năm nay chắc chắn SF cần sự ủng hộ và giúp đỡ của các bạn rất nhiều, các bạn blogger của SF!

Còn bây giờ Nhật ký khởi nghiệp mới chỉ bắt đầu, sf sẽ tiếp tục tường thuật câu chuyện khởi nghiệp vào các kỳ sau.

SF

Tuesday, January 01, 2008

Đi bụi xứ Cam




SF đã định post bài này từ lâu, nhưng nay mới có dịp thuận tiện.
Bài này để cho ai chưa đi Cam thì có thể xem để tham khảo. Và bạn nào chưa đi bụi nước ngoài lần nào thì có thể coi Cam như một điểm đến đầu tiên vì gần và chi phí thấp (200USD cho 5 ngày). Thời điểm đi khoảng tháng 12 năm 2006. Tức là 1 năm về trước.



ĐI BỤI XỨ CAM
Bài và ảnh: SF


 
Lực hút để khởi hành

Campuchia là một đất nước không xa lạ với nhiều người. Nhưng nó vẫn hấp dẫn với tôi dù tôi đã từng đến một vài nước châu Á như Nhật, Sing, Malaysia vì đất Cam khá gần, dễ đi với chi phí thấp, và nhất là…tôi chưa từng đến. Cảnh vật ở đất Cam nghe nói cũng rất đẹp, điều làm một người mê nhiếp ảnh như tôi bị cám dỗ không cưỡng lại. Vì thế tôi, một tên freelancer quyết định đi Cam một tuần sau 2 lần đã trì hoãn vì công việc níu kéo. Đi và viết một phóng sự ảnh đi bụi Campuchia gửi đăng báo hay post lên blog là một điều thú vị với tôi - cũng là một blogger - sleepingfool.
Sau khi hỏi han thông tin từ vài người bạn đã từng đến đất Angkor, “tậu” một quyển Lonely Planet để tìm hiểu thông tin tôi đã quyết định đi một mình để khám phá đất nước láng giềng này. Đón một chiếc xe buýt tại Phạm Ngũ Lão, sau khoảng 3h xe đã đi đến biên giới Campuchia. Visa tôi đã tự làm sẵn trước đó chỉ sau một ngày đã có. Thủ tục xuất cảnh nói chung cũng khá nhanh. Chỉ khoảng 15 phút là cả xe đã có thể tiếp tục đi.
Photobucket
Người và xe đạp trên nóc xe chở khách là chuyện thường ngày ở Cam.
Khi qua phà lái xe vẫn để hành khách ngồi trong xe nên rất nguy hiểm nếu phà gặp sự cố.
Điểm dừng đầu tiên bên đất Cam là một quán ăn “đa quốc gia”. Tên quán được ghi trên bảng hiệu bằng hai ngôn ngữ tiếng Vịêt và tiếng Cam, đồng thời khách có thể trả tiền bằng những 3 loại tiền tệ khác nhau. Bạn có thể trả tiền cơm bằng đồng đô la Mỹ, tiền Việt hay tiền riel tùy ý và nhận lại tiền thừa bằng tiền riel. Rất đơn giản: 1 USD tương đương 4000 riel. Sau đó tôi mới biết ở xứ này đồng đô là vua, và đồng 1 đô là … hoàng hậu.

Photobucket
Một quán ăn “đa quốc gia” gần biên giới Cam. 
Tại đây thực khách có thể thanh toán bằng 3 loại tiền: VNĐ, USD, riel.


Nhàm chán Phnôm Penh

Khoảng 3h xe đến Phnom Penh. Sau khi hỏi bác tài tôi đi bộ thẳng đến một khu nhà trọ (Guest House - GH) gần bến xe. Khá nhiều nhà trọ, tôi chọn một quán có cái tên rất VN – Kim Hong II. Tuy nhiên chẳng ai biết tiếng Việt, chỉ có một người biết tiếng Anh. Buổi chiều tôi lang thang đi dạo chợ 
Phsar Mei. Chợ này khá giống chợ ở Sài Gòn với một nhà lồng lớn ở giữa. Tuy nhiên tôi không có hứng thú nhiều với việc shopping nên chỉ mua một cái đèn pin du lịch nhỏ với giá 1.5 đô rồi đi dạo tiếp PP.
PP trông khá nhàm chán và có vẻ giống một một quận Gò Vấp hay Bình Thạnh ngoại trừ những đường cong đặc trưng của kiến trúc Cam trên nhiều nóc nhà xưa. Tối đến may mắn tôi liên lạc được Kim Vuth, một anh chàng chủ tịch một tổ chức NGO trẻ được chính phủ công nhận tại PP. Vuth và một anh bạn khác phó chủ tịch ghé nhà trọ chở tôi dạo một vòng PP đêm. Cả ba chất lên một chiếc Wave chạy một vòng. Ở đây xe chở 3,4 cũng chuyện thường và cảnh sát không hề hỏi han đến.
Trời PP về đêm khá nóng bức, có lẽ vì thế mà bờ sông chật đông đen những người ra dạo mát. Xe chạy ngang một khu hội chợ lớn ở PP. Rất lạ là với hàng chục gian hàng trò chơi, chỉ độc mỗi trò phóng phi tiêu vào bong bóng với phần thưởng là thú nhồi bông, bánh kẹo, cho thấy sự đơn điệu trong giải trí của giới trẻ ở đây. Một điều ngộ nghĩnh khác đập vào mắt tôi là các quán ăn có khách ngồi ăn trên…võng. Trông lạ và có cảm giác họ khá lười biếng, tương tự như ở VN có rất nhiều quán café và vẫn đông khách ban ngày. Quán cà phê lại không phải là chỗ dễ tìm ở Sing hay Malay những nơi tôi đã từng qua. Thế là đủ ở PP, bỏ qua những điểm như chùa Bạc hay cung điện Hoàng gia mà các tour du lịch hay giới thiệu, sáng hôm sau tôi thẳng tiến Siêm Riệp - đất mẹ của các đền đài Angkor.
Photobucket
Món nhện chiên được bày bán trên đường đi Siêm Riệp.
Nhiều du khách nước ngoài tò mò chụp hình nhưng ít ai dám thử.

Photobucket
Cả gia đình đang ăn trên võng tại một quán ăn. 
Ăn trên võng có lẽ trên thế giới chỉ có tại 
Phnom Penh


Đạp xe ngắm Angkor

Check-in vào một nhà trọ với cái tên khá “xanh” là Garden Village, tôi ra hỏi Lina – cô bé tiếp tân khá dễ thương một chỗ thuê xe đạp. May mắn là Lina cũng đã hết giờ làm, cô bé dẫn tôi ra một chỗ thuê xe đạp gần đó. Tiện đường về nhà Lina cũng trên đường đến khu Angkor cách đó khoảng 6-7 km, tôi đạp xe chở Lina đi.
Đạp xe qua dòng sông phẳng lặng với cảm giác khá thư thả, làm tôi nhớ lại thời sinh viên đạp xe đi học mỗi ngày. Giờ đây cũng đạp xe đạp nhưng lại là đi du lịch, một thoáng nửa vui nửa luyến tiếc thời sinh viên gian khó. Thoáng chốc đã đến trạm kiếm soát. Mua vé vào Angkor sau 17h, tôi được “khuyến mãi” không tính tiền một chiều hoàng hôn Angkor.
Angkor wat đã thấp thoáng hiện ra sau khúc quanh của con đường dọc bờ sông. Những hàng cây cổ thụ cao vút và những bãi cỏ xanh tươi làm mát dịu hẳn bầu không khí nóng bức. Những đền đài Angkor Wat cổ xưa trong một khung cảnh gần như nguyên thuỷ khiến du khách bâng khuâng như lạc bước thời gian về thời của những vị vua hiển hách Suryavarman II hàng trăm, ngàn năm trước đây. Thật lòng tôi không phải là người đam mê lịch sử và kiến trúc, vì vậy tôi quyết định chỉ ở SR hai ngày 3 đêm và thăm những đền đài tiêu biểu.

Hai ngày cũng đủ để thăm 4 nơi được Lonely Planet nhấn mạnh: Angkor Wat – khu kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới, Bayon nổi tiếng với những khuôn mặt khổng lồ được khắc hoạ bên trên đền, lâu đài Tàkeo cao lớn sừng sững. Và cuối cùng không thể bỏ qua nơi Angelina đã “cướp mộ” – khu Ta Phrom. Những nơi này có lẽ đã làm tốn không ít giấy mực của nhiều bài báo du lịch. Ta Phrom kỳ vĩ và âm u với rất nhiều đền đài nhỏ rải rác quanh những thần mộc khổng lồ không hổ danh là nơi hãng Paramount chọn làm nơi quay phim Tomb Raider - Kẻ cướp lăng mộ. Vi vút cất lên trong rừng cây Ta Phrom trầm mặc là những điệu nhạc buồn của những nhạc công tàn tật - những nạn nhân của bom mìn thời chiến tranh. Tôi rút máy ghi âm ra ghi lại một đoạn ngắn 30 giây, chừng đó cũng đủ để tôi về post lên blog cho bạn bè nghe chơi cho có cả hình ảnh lẫn âm thanh. 
Hai ngày đạp xe dạo quanh Angkor Wat và Angkor Thom, một khoảng thời gian không nhiều nhưng cũng giúp tôi cảm nhận được nhịp sống Angkor. Giá cả ở đây hơi đắt hơn một chút so với Phnom Penh. Người dân có vẻ rất quen thuộc với việc giao tiếp với khách nước ngoài cho dù biết tiếng Anh hay không. Bọn trẻ bán bưu thiếp, tượng đồng quà tặng tuy chỉ khoảng 7, 8 tuổi nhưng có thể tán dóc và mời mọc mua hàng với những vị khách Mỹ, Hàn vốn chiếm khá nhiều ở nơi đây. Đôi khi có cảm giác ở nơi đây du khách được hưởng một phong cách phục vụ tốt và có cảm giác an tâm không bị chém giá đắt bất ngờ như ở VN.
Photobucket
Trẻ bán quà lưu niệm trước cổng Angkor Wat


Khiêu vũ với …cảnh sát Campuchia

Chiều tối cuối cùng khi đạp xe từ Angkor về nhà trọ, lại một sự bất ngờ đến với tôi. Đạp xe ngang một khu lễ có nhiều người đang ăn tiệc và nhảy múa. Tôi tò mò ngừng xe ngắm nghía, thình lình một anh chàng bận sắc phục chạy đến mời tôi vào cùng vui. Thì ra là một buổi tiệc cuối năm của … cảnh sát Campuchia. Anh chàng kéo tôi vào là Tay – 22 tuổi. Bọn họ rất vui vẻ thân thiện và liên tục mời tôi cụng ly, những ly bia Angkor vàng sóng sánh. Photobucket 
 
Bia Angkor phổ biến tại Siem Riep như bia 333 tại SG và Halida tại HN
 
Tôi cũng tranh thủ vừa úông vừa bấm máy liên tục. Lúc này tôi có cảm giác mình như một đại diện duy nhất đến từ VN tại đây nên tranh thủ cảm tình: “Vietnam and Cambodia are good friends. We are our friends”. Một lúc sau tôi thậm chí bước ra nhảy điệu lamthon?? với bọn họ. Tay có vẻ rất khoái chí khi thấy tôi cùng nhảy điệu truyền thống này. Ravong, một anh chàng khác tiến đến lấy máy ảnh của tôi để …chụp lại cảnh tôi đang nhảy múa với bọn họ. Cảm ơn Ravong vì giờ tôi đã có vài hình để khoe lại với bạn bè. Tiếng nhạc giòn giã, những nụ cười và vòng tay múa đã làm tiêu tan rất nhiều những hình ảnh xấu mà tôi đã nghe nói trước đây về cảnh sát Campuchia.
 
Photobucket
SF đang nhảy điệu "gì đó" với cảnh sát Cam
Đối diện với cá mập – trở thành mực một nắng
Mua một vé tàu về PP hết 25 USD, đắt gấp 6 lần so với vé xe buýt. Nhưng tôi không phải tiếc vì đi trên hồ Tonle Sap quả là có nhiều điều kỳ thú. Đầu tiên là cái sự ngồi. Chỗ của tôi là trên… nóc tàu cánh ngầm bên cạnh rất nhiều khách du lịch phương Tây khác. Khoảng 90% là dân Âu, Mỹ. Chỉ có vài người châu Á. Đi được một lúc thì tôi cũng cảm thấy hơi hoảng. Không có áo phao, nhìn xung quanh bốn phía chỉ thấy hướng Bắc xa tít mù là có đất liền, nếu có chuyện gì chắc cũng không bơi được tới đó. Xuống nước lỡ gặp cá mập, chưa kịp hỏi nó “Where are you from?” thì đã thấy tối thui!! Cũng khá ngạc nhiên vì thường dân Tây rất cẩn thận, nhưng ở đây họ ngồi tỉnh queo. Thôi thì phó thác cho số phận.

Photobucket 
Một chuyến tàu "bão táp" tương tự đang đi từ hướng ngược lại
Photobucket
Thư giãn trên nóc tàu
Tàu đi qua rất nhiều cảnh thú vị như đời sống người dân ven hồ, tôi bấm máy liên tục. Máy số nên tha hồ chụp mà không sợ đốt phim. Chuyến này về chắc đã có thêm một phóng sự ảnh “Trên hồ Tonle Sap”. Sáu tiếng đồng hồ ngồi trên nóc tàu cánh ngầm làm tôi biến thành món mực một nắng, da đen thui. Kiểu này về nhà chắc chắn sẽ bị lột da trên mặt từng mảng.
Photobucket
Một kiểu kiến trúc lạ bên bờ Tonle Sap
Mua sách cũ ở PP
Đến PP, do không có chuyến tàu về VN trong buổi chiều nên tôi đành ở lại một buổi tối. Sáng ra đi lang thang trên đường đến chùa Bạc và cung điện Hoàng Gia. Tình cờ tôi phát hiện một nhà sách Bohr’s bán sách Anh, Pháp cũ. Đủ loại sách, từ sách tiểu thuyết như Đồi gió hú, Sherlock Homes đến những quyển hiện đại như Thế Giới Phẳng, hay thậm chí sách Lược sử thời gian của Stephen Hawkins cũng có. Tha hồ lục sách vô tư hầu hết các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, lịch sử, kinh tế…. Giá cực mềm chỉ khoảng 3 – 5 đô một quyển. Đa số là giá 3 đô. Tôi mua 4 quyển sách về tư duy chiến lựơc, về người Mỹ… với giá 3 đô một quyển và được giảm giá hẳn ...1 USD cho tổng số. Thường khi đi nước ngoài tôi hay tranh thủ mua sách tiếng Anh để đọc thêm. Sách tiếng Anh tôi chọn theo các yếu tố ưu tiên: chủ đề tôi thích, nội dung chia làm nhiều phần nhỏ, sách in đẹp và dễ đọc. Một số quyển ở đây tôi để ý thấy giấy và mực in không đẹp lắm, có lẽ là sách in lậu.

Chuyến xe của những người tự do
Lượt về trên dòng Mekong cảnh cũng tương tự khi đi trên hồ Tonle Sap nên cũng không có gì đáng nói. Khi tàu cập bến ở Châu Đốc tôi đón xe về lại thành phố. Chỉ có mình tôi là khách. Điều thú vị là cả 3 người trên xe đều là dân freelancer. Anh Châu - một tài xế và Như một cô gái trẻ làm hướng dẫn viên du lịch tiếng Anh đều là dân làm việc tự do cho nhiều công ty du lịch khác nhau. Cả ba đều yêu thích du lịch và từng đi nhiều nơi nên cũng có khá nhiều chuyện để nói, từ chuyện thói quen lạ của khách Tây đến những bất cập của ngành du lịch Việt Nam trong việc thu hút và tiếp đón khách nước ngoài. Anh Châu hào hứng đến độ quyết định không đón khách nữa chỉ để 3 người nói chuyện du lịch mà thôi. Cả 3 lại ghé ăn lẩu trâu ở Long Xuyên. Vị đậm đà của thịt trâu chấm vào cơm mẻ làm tôi cảm thấy chuýên đi cũng rất xứng đáng và đọng lại hương vị khó tan như món lẩu trâu này.

Photobucket


Thiếu nữ Campuchia
***HẾT***

sleepingfool@gmail.com